Quan Trắc Lún Công Trình

Quan Trắc Lún Công Trình

Quan Trắc Lún Công Trình

Quan Trắc Lún Công Trình

Quan Trắc Lún Công Trình
Quan Trắc Lún Công Trình

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN ĐẦU TƯ CÔNG NGHỆ LIÊN QUÂN

vanminh@lienquan.vn

59/10 đường TL37, Phường Thạnh Lộc, Quận 12, TP Hồ Chí Minh

Quan Trắc Lún Công Trình

MỤC ĐÍCH QUAN TRẮC LÚN

Kết quả đo độ lún công trình dùng để đánh giá, kiểm chứng lại lý thuyết của các giải pháp thiết kế nền và móng. Đồng thời nó còn làm cơ sở để đưa ra những biện pháp cần thiết phòng chống sự cố có thể xảy ra. Kết quả đo độ lún còn được xem xét kết hợp với những tài liệu về địa kĩ thuật và các tài liệu thí nghiệm về cơ học đất.

Các công trình xây dựng thuộc những đối tượng sau đây đều phải tiến hành đo và xác định độ lún:

Các công trình cao tầng có khả năng bị lún;
Các công trình nhạy cảm với lún không đều;
Các công trình đặt trên nền đất yếu;
Các loại đối tượng công trình khác khi có yêu cầu đo và xác định độ lún.
Độ lún của nền móng công trình cần phải đo một cách hệ thống và thông báo kết quả kịp thời theo chu kỳ, để nhận được các thông số đặc trưng về độ lún và độ ổn định của nền móng đồng thời kiểm tra những số liệu dự tính về độ lún của công trình cho các loại đất nền.

Việc đo độ lún công trình cần tiến hành thường xuyên cho đến khi đạt được độ ổn định về độ lún (tốc độ lún của công trình từ 1 mm trong một năm đến 2 mm trong một năm). Đồng thời việc đo độ lún công trình cũng có thể dừng lại nếu như trong quá trình đo giá trị độ lún theo chu kỳ của các điểm đo dao động trong giới hạn độ chính xác cho phép. Trong trường hợp nếu thấy công trình có những dấu hiệu chuyển dịch đột biến (lún nhiều, nứt, nghiêng, trượt) cần tổ chức đo kịp thời, để xác định các thông số chuyển dịch, tìm ra nguyên nhân và mức độ nguy hiểm đối với công trình, trên cơ sở đó đưa ra những kiến nghị và giải pháp cần thiết.
  • Liên hệ
  • 165

Mốc chuẩn là mốc khống chế độ cao, là cơ sở để xác định độ lún công trình. Mốc chuẩn cần thoả mãn các yêu cầu sau:

Giữ được độ cao ổn định trong suốt quá trình đo độ lún công trình;
Cho phép kiểm tra một cách tin cậy độ ổn định của các mốc khác;
Cho phép dẫn độ cao đến các mốc đo lún một cách thuận lợi.
Vị trí các mốc chuẩn cần được đặt vào lớp đất tốt, ổn định (cát, sạn sỏi hoặc sét cứng có bề dày lớn), cách nguồn gây ra chấn động lớn hơn chiều sâu của mốc (đối với mốc chôn sâu). Khoảng cách từ mốc chuẩn đến công trình (công trình dân dụng và công nghiệp) thường từ 50m đến 100m.

Mốc đo độ lún là mốc được gắn trực tiếp vào các vị trí đặc trưng của các kết cấu chịu lực trên nền móng hoặc thân công trình, dùng để quan sát độ trồi lún của công trình. Mốc đo độ lún được phân ra các loại sau:

Mốc gắn tường, cột;
Mốc nền móng;
Các mốc chôn sâu dùng để đo độ lún theo lớp đất.
Trước khi triển khai đo quan trắc, các mốc chuẩn phải được đo kiểm tra và đánh giá độ ổn định, độ chính xác.

Phương pháp đo lún

Ph­ương pháp sử dụng phổ biến để đo độ lún công trình là phư­ơng pháp đo cao hình học quy định trong tiêu chuẩn TCVN 9360:2012 “Quy trình kỹ thuật xác định độ lún công trình dân dụng và công nghiệp bằng phương pháp đo cao hình học”.

Nội dung của phương pháp là xác định độ cao các mốc đo lún (được gắn tại các vị trí thích hợp trên hạng mục công trình) theo độ cao giả định của hệ thống mốc chuẩn bằng phương pháp thủy chuẩn hình học tia ngắm ngắn.

Việc quan trắc lún tiến hành theo các chu kỳ, giá trị lún của từng mốc trong mỗi chu kỳ đo được xác định dựa trên chênh lệch cao độ giữa hai lần đo (hai chu kỳ).

Trong quá trình đo đạc cần tuân thủ các hạn sai trong TCVN 9360:2012 với một số chỉ tiêu kỹ thuật chủ yếu như sau:

Đối với lưới quan trắc cơ sở (mốc chuẩn) cần tuân thủ một số hạn sai đối với phương pháp đo cao hình học cấp I:

Chiều dài tia ngắm không vượt quá 25 mét.

Chênh lệch khoảng cách từ máy đến mia trước và mia sau không được vượt quá 0.4m. Tuy nhiên tuỳ thuộc vào điều kiện mặt bằng công trình mà chênh lệch khoảng ngắm có thể lên tới 0.8m.

Sự chênh lệch về chênh cao ở hai vị trí độ cao máy cho phép nhỏ hơn 0.2 mm đến 0.3 mm. 

Đối với lưới quan trắc cần tuân thủ một số hạn sai đối với phương pháp đo cao hình học cấp II:

Chiều dài tia ngắm không vượt quá 30 mét.

Chênh lệch khoảng cách từ máy đến mia trước và mia sau không được vượt quá 1 mét. Tuy nhiên tuỳ thuộc vào điều kiện mặt bằng công trình mà chênh lệch khoảng ngắm có thể tới lớn hơn.

Chênh lệch về chênh cao trên một trạm máy xác định theo thang chính và thang phụ của mia Invar (hoặc theo 2 lần đọc số) không được vượt quá 0.3 mm.

Công tác quan trắc lún sẽ được thực hiện theo chu kỳ quan trắc. Số chu kỳ quan trắc được xác định phụ thuộc vào đặc điểm công trình, tiến độ xây dựng và đặc điểm về độ lún của công trình. Chu kỳ quan trắc được tính toán để phản ánh đúng thực chất quá trình chịu tải của nền móng và sự ổn định của công trình.

Nội dung của phương pháp là xác định độ cao các mốc đo lún theo độ cao công trình của hệ thống mốc chuẩn bằng phương pháp thủy chuẩn hình học tia ngắm ngắn.

Việc quan trắc lún tiến hành theo các chu kỳ, giá trị lún của từng mốc trong mỗi chu kỳ đo được xác định dựa trên chênh lệch cao độ giữa hai lần đo (hai chu kỳ).

Trong quá trình đo đạc mốc chuẩn và mốc quan trắc lún cần tuân thủ quy trình, hạn sai trong TCVN 9360:2012 “Quy trình kỹ thuật xác định độ lún công trình dân dụng và công nghiệp bằng phương pháp đo cao hình học”.

Quá trình quan trắc lún tiến hành theo các chu kỳ, mỗi chu kỳ đo được tiến hành theo 2 bước:

Bước 1: Đo lưới chuẩn. Lưới chuẩn là lưới nối các mốc chuẩn với nhau. Mục đích của việc đo lưới chuẩn là kiểm tra độ ổn định của các mốc chuẩn (độ ổn định của mốc chuẩn sau khi đánh giá phải thỏa mãn điều kiện theo Phụ lục I trong TCVN 9360:2012 “Quy trình kỹ thuật xác định độ lún công trình dân dụng và công nghiệp bằng phương pháp đo cao hình học”).
Bước 2: Dẫn độ cao từ các mốc chuẩn vào các mốc đo lún (gồm lún nền và lún công trình lân cận): Mục đích của việc dẫn độ cao vào các mốc đo lún là để xác định độ cao thực tế của các mốc trong chu kỳ hiện tại.

TIÊU CHUẨN ÁP DỤNG

TCVN 9360:2012 “Quy trình kỹ thuật xác định độ lún công trình dân dụng và công nghiệp bằng phương pháp đo cao hình học”

Sản phẩm cùng loại